THÔNG SỐ KỸ THUẬT XE NÂNG TAY ĐIỆN NOBLELIFT

Xe Nâng Tay Điện – Giải thích những thông số kỹ thuật trong Catalogue

Đối với quý khách hàng hiện nay, việc lựa chọn xe nâng tay điện ( hay xe nâng điện đẩy tay ) sẽ gặp nhiều vấn đề nếu như bạn không nắm rõ chi tiết sản phẩm sắp mua. Đặc biệt, giá của xe nâng tay điện thường rất cao, rơi vào khoảng 35.000.000 đến 200.000.000 / chiếc. Sau đây, Noblelift Việt Nam sẽ giải thích, cung cấp 1 số thông tin thường gặp ở Catalouge của các nhà sản xuất xe nâng.

Ví dụ, xe nâng tay điện 2 Tấn PT20N có Catalouge từ nhà sản xuất Noblelift như sau :

PHẦN 1 :  DISTINGUISHING MARK

Đây chính là những thông số, kí hiện cũng như tên gọi chính thức của nhà sản xuất, được tạo ra nhằm phân biệt với các dòng sản phẩm khác. Ở mục này, quý khách hàng chỉ cần lưu ý về Model ( 1.2 ) , Tải trọng nâng ( 1.4 )  và Tâm tải trọng (1.6). Việc nắm được tâm tải trọng của xe có thể giúp giảm thiểu rủi ro khi lựa chọn các loại pallet hàng hóa có kích thước khác nhau.

Ngoài ra, đối với các gói thầu chọn xe nâng có liên quan nhiều đến các dự án xây dựng, “Chiều dài cơ sở của xe” ( 1.9 ) cũng là thông số quan trọng trong quá trình tính toán tải trọng nền.

PHẦN 2 : WEIGHT

Về mục này, ta chỉ quan tâm đến khối lượng tổng thể của thiết bị (2.1)  , ở đây trọng lượng của xe nâng tay điện 2 Tấn PT20N là 620KG.

PHẦN 3 : TIRES, CHASSIS

Mục này sẽ cho chúng ta những thông số đầy đủ và chi tiết nhất về Bánh xe nâng có trên thiết bị như : Chất liệu PU hay NILON (3.1) , Kích thước bánh trước (3.2) , Kích thước bánh sau (3.3), Kích thước bánh phụ (3.4).

PHẦN 4 : DIMENSIONS

Đây cũng chính là phần phức tạp cũng như tương đối quan trọng trong quá trình chọn lựa thiết bị phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng. Điều này càng quan trọng hơn khi đối với các dòng xe nâng điện stacker và xe nâng điện ngồi lái, hay xe nâng điện REACHTRUCK … Bởi vì các kích thước về chiều cao cũng như kích thước tổng thể của chúng ảnh hưởng đến nhiều yếu tố vận hành quan trọng của nhà kho ( Ví dụ : Cửa kho, trần kho, kích thước lối đi, số lượng dãy kệ hàng được bố trí … )

4.4 (Lift) là chiều cao nâng được của càng (mm) . Ở đây, nó được hiểu là độ dịch chuyển tối đa của càng chứ không mang tính cao độ. Cụ thể, càng xe nâng tay điện 2 Tấn nâng được 1 đoạn 120mm.

4.9 (Height of Tiller in drive position min. / max ) là cao độ tính từ mặt đất đến điểm đầu của tay cầm xe nâng tay điện ( Tiller ). Ở đây có 2 số là 950/1350 mm. Khi tay cầm điện gạt về sau để di chuyển, độ cao thấp nhất là 950mm, khi tay cầm ở vị trí tự do , chiều cao sẽ lớn nhất là 1350mm.

4.15 (Height, Lowered ) : Ở đây chính là cao độ thấp nhất của càng tính từ mặt đất lên mặt càng : 85mm

4.19 (Overall Length) : Chiều dài tổng thể của thiết bị là 1790 mm. Một số catalouge có thể có thêm thông số về chiều dài của Bệ đứng lái (3) : With unfolded platform : 440mm. Ở đây có nghĩa là kích thước 1790 chưa bao gồm chiều dài của bệ đứng là 440mm.

4.20 (Length to face of forks ) : Khoảng cách từ mép ngoài thân xe đến điểm gốc của càng.

4.21 ( Overall width ) : Tương tự như 4.19 , bề rộng tổng thể của xe là 790mm.

4.22 ( Fork Dimension ) :  Kích thước của càng, bao gồm : bề dày (s) , bề rộng bản càng (e) và chiều dài càng (l).

4.25 ( Width across fork ) : Ở xe nâng tay thấp, ta hay gọi đây là bề rộng phủ bì càng.

4.34 ( Aisle Width for pallet .. ) : Đây chính là thông số quan trọng của các dòng xe nâng hàng bằng điện, đặc biết đối với những nhà kho có thiết kế theo tiêu chuẩn cao, quy mô lớn ). Cụ thể, xe nâng tay điện 2 Tấn PT20N yêu cầu kích thước bề rộng lối đi tối thiểu là 2290mm ( Nếu sử dụng bệ thì + 440mm )

4.35 (Turning radius ) : Bán kính xoay vòng của PT20N là 1585mm.

*** Lưu ý , đối với các nhà kho đang trong quá trình thiết kế, bố trí dãy kệ, cần lưu ý 2 thông số 4.34 và 4.35 để tính toán một cách chính xác, khả thi.

PHẦN 5 : PERFORMANCE DATA

Đây là mục nói về các thông số cơ bản của hệ thống như : Tốc độ chạy (có tải và không tải ) ( 5.1 ), Tốc độ nâng ( 5.2), Tốc độ hạ ( 5.3 ), Độ dốc tối đa ( 5.8) và Loại phanh (5.10 ) . Ở đây, PT20N sử dụng dòng phanh Electromagnetic – tức phanh điện .

PHẦN 6 : ELECTRIC - ENGINE

Là mục nói về các thông số cơ bản của động cơ bên trong. Thông thường, nếu muốn kiểm tra kĩ phần này, các kĩ thuật viên thường xem trực tiếp thông số ở trên các bộ phận. Ở đây, chúng ta quan tâm tới đó chính là Thông số ắc quy (6.4) và Trọng lượng ắc quy (6.5)

PHẦN 7 :  ADDITIONAL DATA

Một số thông số phụ khác có thể kể đến như : Loại động cơ điện điều khiển (8.1 ) và Độ ồn tối đa ( 8.4 )

Ở đây, chúng tôi đã tóm tắt cách đọc và giải thích những thông số cơ bản từ Catalouge của nhà sản xuất xe nâng. Điều này sẽ giúp quý khách hàng hiểu thêm và dễ dàng lựa chọn dòng xe nâng điện thấp phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Mọi thắc mắc và nhu cầu về tư vấn, báo giá – VUI LÒNG LIÊN HỆ : 0903.703.998 để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.

Bình luận

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận